(Tinviethot.blogspot.com) Pê đê hát đám ma: Chuyện chưa từng có. Một hai bài đầu bình yên, đến những bài sau, khách bắt đầu sờ sẫm lên thân thể Yến.
Thấy “cô” e dè, hai người khách cùng
đưa tay giật tung chiếc áo sơ mi của Yến. Thân thể người đàn ông đang
trong giai đoạn tiêm hoóc môn nữ lồ lộ…
* Từ “pê đê” tác giả sử dụng trong bài viết này theo sự đồng ý của các nhân vật chính.
Nghề như “món đồ chơi”
“Cởi
ra luôn rồi anh “bo” thêm 50 ngàn”, người đàn ông vừa giật áo Yến đề
nghị. Không còn cách nào khác, Yến gượng gạo cởi chiếc áo đã rách toạc
vứt xuống nền nhà. Không phải vì năm 50 nghìn mà nếu lúc này cô từ chối,
đám khách sẽ không chỉ “giúp” cô cởi áo mà sẽ còn gây thêm chuyện.
“Tôi
gượng cười nhưng thật ra là đứng đơ ra, đâu còn cảm giác gì. Đến lúc
vào trong, ngồi đếm lại những đồng tiền kiếm được, tôi òa khóc vì buồn
tủi. Đúng như các chị cảnh báo trước khi vào nghề, người ta sẽ xem mình
như một món đồ chơi vậy”, Yến (tên nhân vật đã được thay đổi) kể về lần
đầu đi diễn tại một đám ma ở Bình Dương.
Khách đám ma "bo" tiền cho "ca sĩ" chuyển giới (Ảnh cắt từ clip tư liệu do một nhóm người chuyển giới tại TPHCM cung cấp).
Sô
diễn này, Yến đi cùng “cô” bạn Bé Bông, cả hai đều mới vào nghề nên còn
ngại ngần và sợ va chạm. Chứ nếu các “chị” theo nghề từ lâu, liều lắm,
họ sẵn sàng cởi áo để khách nhét tiền.
Yến
là một người nam chuyển giới, nhà ở quận Phú Nhuận, TPHCM. Từng làm
nhiều việc để kiếm sống nhưng bấp bênh quá nên gần đây Yến tham gia vào
đội “pê đê đi hát, diễn đám ma, sinh nhật”.
Yến
hát dở nên chủ yếu học diễn xiếc. Có hôm diễn nuốt đèn cầy, lưỡi Yến
bỏng rộp, bị lột da nguyên một tuần không ăn uống được gì. Những người
mới vào nghề như Yến luôn được các chị đi trước dặn dò: Phải chấp nhận
cho người ta… quấy rối.
Chưa
quen thì vẫn thấy sợ. Yến sợ nhất là gặp khách có chút men, họ ra tay
rất mạnh. Nhưng nếu mình tỏ thái độ không vui thì người ta sẽ gây gổ. Mà
những người như Yến lại luôn ở thế yếu.
22
tuổi nhưng Thy, một nam chuyển giới nữ nhà ở Q.7, TPHCM đã có thâm niên
nhiều năm theo nghề diễn xiếc tại đám ma, sinh nhật. Cô diễn thành thục
các trò như nuốt đèn cầy, nhang, dùng răng nâng bàn, xe đạp… Vẻ ngoài
Thy xinh đẹp, nhỏ nhắn, điệu đà, nhìn ngoài chẳng ai biết cô là đàn ông.
Nhưng khổ nỗi cái giọng "mái mái trống trống" không làm "ca sĩ" được
nên Thy đành làm "diễn viên" chứ theo Thy đi hát khỏe hơn nhiều.
Ba bạn chuyển giới đang chuẩn bị cho "sô" diễn tại một đám ma.
Chuyện
bị khách ở đám quấy rối, Thy khẳng định đó là điều hết sức bình thường
đối với những người chuyển giới chọn công việc này. Thy không ngại dặn
đàn em: “Ở đâu có pê đê hát, có đó có… bóp ngực” để họ chuẩn bị tinh
thần hoặc kiếm nghề khác mà sống. Theo nghề này để kiếm tiền thì phải để
cho khách thỏa lòng tò mò. Họ sẽ sờ mó, nắn ngang nắn dọc trên người
“ca sĩ”, “diễn viên” chuyển giới.
Thy
nói, khi diễn ở đám ma, đám cưới hay sinh nhật, khách cho tiền người
chuyển giới đều dùng cách… nhét vào ngực. Ai mới vào nghề sợ sệt với
cách nhận tiền như vậy thì sẽ không có tiền... Với họ chỉ có hai chữ:
Chấp nhận.
Nhiều
người hỏi Thy khi bị người khác quấy rối sao không phản ứng? Cô cười:
“Phản ứng thì đừng theo nghề. Người ta bỏ tiền thuê “pê đê” đến diễn để
mua vui, chứ không người ta mướn ca sĩ, diễn viên xiếc đến chứ mắc chi
gọi mình. Họ nói thẳng vào mặt, mày con gái quá, muốn e thẹn, giữ gìn
thì mày ở nhà”.
Khi
đã quen nghề và xác định đây là công việc để kiếm sống, các “ca sĩ”,
“diễn viên” ở các sân khấu đám sẽ nhanh chóng trở nên dạn dĩ, lì lợm.
Phận "thân sâu hồn bướm"
Nói
ra khó tin nhưng với người chuyển giới đi hát đám ma, được khách quấy
rối… là may, còn không sẽ chẳng có tiền. Như chị H. mập trên trăm ký,
biết rằng mình chỉ đến để “làm trò hề” trong đám ma. Đến đâu H. cũng
cười xởi lởi để mua vui, để nhận những lời nhạo báng, cười chê không chỉ
vì chị là chuyển giới mà còn cân nặng của chị.
Làm "ca sĩ", "diễn viên" cho các đám tiệc đồng nghĩa với việc phải chấp nhận sự quấy rối.
Đi
diễn nhiều người vây quanh đùa cợt, châm chọc H. thấy vui hơn khi phải
cô quạnh một mình vì điều này chứng tỏ chị còn tồn tại. H. hay nói với
bạn bè, người này cười với mình, anh kia nói chuyện với mình là may, bởi
chị thiếu thốn tình cảm quá. Mà không có người chọc ghẹo, H. không biết
lấy gì để sống. Chị đã sống trong hắt hủi từ khi còn nhỏ và đến giờ
cũng vậy!
Mỗi
“sô” như vậy, họ thường kiếm được khoảng 300 nghìn đồng. Tháng nào may
mắn có khách mời diễn đều đặn mới kiếm nổi 3 – 4 triệu đồng. Với số tiền
này, người chuyển giới chật vật lắm mới đủ chi trả cho những nhu cầu ăn
ở hàng ngày, có người còn phải lo cho gia đình. Trong khi, hầu như
người chuyển giới nào cũng có mong muốn tích cóp tiền để mua thuốc, tiêm
hoóc môn, bơm silicon, chưa dám mong được phẫu thuật thẩm mỹ toàn bộ.
“Pê
đê” đi hát đám ma - công việc nhận không ít lời chỉ trích, dè bỉu cùng
những đắng cay sau tiếng cười mà chỉ người trong cuộc mới hiểu hết.
Nhưng đây đang là một công việc của không ít người nam chuyển giới nữ
tại TPHCM.
Thy
lý giải, người chuyển giới bị hắt hủi, kỳ thị từ nhỏ, họ thường bỏ học
rất sớm và tự ra đời bươn chải. Phần lớn họ không có trình độ, bằng cấp,
tay nghề và cũng chẳng có nơi nào chấp nhận cho người “nam không ra
nam, nữ không ra nữ” làm việc. Họ phải tự tạo nghề và học nghề để sống
như lời Thy “toàn công việc cuối đáy xã hội, chẳng ai thèm làm”. Còn
người trong giới lại tự truyền nghề cho nhau để sống.
Công việc ê chề, tủi hổ nhưng đó cũng là lúc những người nam chuyển giới nữ được sống đúng khát vọng làm phụ nữ.
Cũng
là con người như bao người, họ cũng biết đau, biết tủi hổ nhưng vì đồng
tiền, nhiều người chuyển giới phải “cầu cạnh” nhờ vào người chết để
kiếm sống. Gần đây nhiều đám cưới hay sinh nhật cũng mời họ đến diễn góp
vui, đứng trên sâu khấu này, nghề của họ dường như có chút sáng sủa
hơn.
Hơn
nữa, khi làm công việc này, như một người chuyển giới chia sẻ ít nhất
họ được sống thật đúng với mong muốn trở thành phụ nữ không chỉ qua bộ
quần áo hay son phấn mà đôi khi từ chính sự trêu ghẹo, cười cợt của mọi
người. Thật xót xa nhưng điều đó cho thấy khát khao được sống trong hình
hài và thân phận của người phụ nữ trong họ là có thật.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét