Quảng cáo

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

Hoa hậu khuyết tật lần đầu được tổ chức tại Việt Nam

Hoa hậu khuyết tật lần đầu được tổ chức tại Việt Nam mà ở đó vẻ đẹp hình thể xếp vào thứ yếu, sức hút của thí sinh đến từ chiều sâu của nghị lực sống, trí tuệ và tài năng tiềm ẩn…

Vầng trăng khuyết


Mười trong số hơn 70 thí sinh đăng ký thi Hoa hậu người khuyết tật toàn quốc đều gây ấn tượng mạnh mẽ ngay từ cái nhìn đầu tiên bởi nhan sắc rạng ngời trên gương mặt. Năm người trong số họ bị khuyết tật vận động, còn lại là khiếm khuyết tay, khiếm thính…
Vầng trăng khuyết

Câu chuyện cuộc đời riêng của mỗi thí sinh làm chùng lòng và đem tới sự cảm phục cho người nghe không chỉ bởi nỗi đau khiếm khuyết quá lớn trút lên tuổi thanh xuân của họ, mà còn là bản lĩnh sống kiên cường, những cống hiến thầm lặng cho cuộc đời và cả từng ước mơ tươi đẹp mà họ hướng đến. Thí sinh Lê Thúy Đoan, 24 tuổi, nhà ở Long Biên, Hà Nội. Đoan là thợ may nhưng cô luôn mơ ước sẽ gây dựng trung tâm dạy ngôn ngữ ký hiệu cho người khiếm thính. Còn thí sinh Trần Thị Hồng Thanh, 30 tuổi, quê ở tỉnh Sơn La bị khuyết tật vận động nhưng luôn sống với quan niệm “bạn không được quyền lựa chọn làm người lành lặn hay khiếm khuyết nhưng có quyền chọn hạnh phúc hay khổ đau”. Hiện, ngoài kinh doanh cà phê, Thanh còn là trợ lý dự án cho công ty chuyên về xây dựng tại thành phố Sơn La.

Vẻ đẹp của thí sinh tham dự cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2013”. Vẻ đẹp của thí sinh tham dự cuộc thi “Vẻ đẹp vầng trăng khuyết 2013”.
Hoa hậu khuyết tật

Một khán giả theo dõi cuộc thi, cũng là người khuyết tật, đã xúc động chia sẻ: “Tôi không được tự tin, không được giỏi như các bạn ấy. Nhưng qua những câu chuyện đời mà các bạn kể, tôi cảm thấy mình được an ủi vì sự cảm thông ấm áp của xã hội dành cho người khuyết tật. Tôi rất tự hào về cộng đồng người khuyết tật bởi vì đã và đang có nhiều cá nhân xuất sắc như thế”.

Theo ông Trịnh Công Thanh, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi, ban tổ chức chấm giải không căn cứ theo số đo ba vòng, cũng không yêu cầu thí sinh phải tham gia các hoạt động xã hội. Bởi chuyện đời mỗi thí sinh đã là những thông điệp lớn tới toàn xã hội. Trên thế giới, việc tôn vinh những người phụ nữ khuyết tật tài sắc, giàu nghị lực sống đã được làm từ lâu. Chúng tôi cũng ấp ủ mong muốn truyền đạt thông điệp về những giá trị của những người kém may mắn tới cộng đồng bằng cuộc thi tương tự ở Việt Nam từ trước đây khá lâu. Song, cho đến bây giờ chúng tôi mới có đủ điều kiện để thực hiện điều đó. Sau buổi liên hoan năm nay, chúng tôi sẽ tiến tới hoạt động định kỳ mà gần nhất là năm 2015.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét