Tại sao phụ nữ không bao giờ vừa lòng với vóc dáng của mình? Trong khi đang cố gắng nhét mình vào chiếc quần jeans cũ, Jenny thoáng buồn “ước gì mình quay lại tuổi 17 và gầy như xưa.”
Hồi tưởng lại những ngày 17 tuổi, khi hệ tiêu hóa của Jenny chạy còn nhanh hơn tàu tốc hành. Cô gầy và ăn tất cả mọi thứ - kể cả những thức ăn không tốt cho sức khỏe. Mười năm sau và thêm nhiều kí lô cân nặng sau đó, Jenny thấy hình ảnh chính mình thời 17 chỉ còn là những ảo ảnh về một cơ thể hoàn hảo và không thèm quan tâm tới thế giới, nhưng thật ra, phiên bản Jenny ngày đó cũng không hạnh phúc với cơ thể hơn là bao. Ngực thì quá to, nhưng mông lại quá nhỏ. Điều đó cho thấy Jenny chưa bao giờ hài lòng với cơ thể mình và cô biết cô không phải trường hợp duy nhất.
Theo nhà tâm lý học Rebecca Gooden, giảng viên lâm sàng đại học Adelaide, Úc chuyên ngành tâm thần học, suy nghĩ này liên hệ nhiều với quan điểm xã hội. “Tự nhiên cho thấy, phụ nữ mặc đẹp là hình ảnh mang tính khách quan.” Cô nói. “Có quan điểm cho rằng phụ nữ được ngưỡng mộ và khát khao hơn khi có một thân hình chuẩn mực.”
Thái độ của chúng ta không chỉ bị ảnh hưởng bởi gia đình, bạn bè và người yêu, nhưng cũng là những gì bác sĩ Gooden miêu tả như là “quan niệm khuôn mẫu rằng nếu bạn béo, bạn là một bản thể hỏng hóc.” Những chi tiết này dẫn tới một lượng áp lực khổng lồ để hướng suy nghĩ theo một cách cụ thể và chúng ta trở nên khắt khe với bản thân khi chúng ta không đạt được chúng- kể cả sau khi chúng ta tập tơi bời trong phòng gym.
“Cách đây vài năm, tôi tham gia một khóa huấn luyện kiểu quân đội, bắt đầu giảm ăn và cuối cùng cũng bớt được bảy kí.” Katie, 24 tuổi chia sẻ. “Tôi đã gầy hơn trước rất nhiều và nhận được lời khen từ bốn phương tám hướng, nhưng tất cả những gì tôi nghĩ là “Ôi chúa ơi, ngực tôi teo lại rồi.” Cuộc sống của tôi không còn thấy vui chút nào nữa cả.”
Sự không hài lòng với bản thân trở thành điều tất lẽ dĩ ngẫu, nhưng bác sĩ Gooden cảnh cáo: “Chính thái độ tự chê trách tiêu cực là thứ khiến phụ nữ tin rằng cơ thể mình cần “chỉnh sửa.”
Kể cả khi chúng ta nâng niu vẻ bề ngoài, chúng ta lại (không may) sống trong một xã hội không đánh giá cao những điều khác biệt. Nếu quy chuẩn đã là “dáng thon, da trắng, tóc dài” thì “dáng đô, da ngăm, tóc ngắn” chắc chắn sẽ bị loại bỏ thằng thừng không tiếc tay. Bác sĩ Gooden cho biết “Rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy thoải mái hơn khi hạ mình xuống thay vì nâng mình lên. Phụ nữ gắn chặt với việc than phiền về cơ thể họ, điều chỉ giúp họ củng cố thêm sự bất mãn.”
Điều này hoàn toàn đúng với Liz, 27 tuổi, “Tôi cảm thấy ổn khi đi tập gym hàng ngày, nhưng ngay khi cô bạn tôi bắt đầu than thở “Mình ghét mông mình quá”, tôi khó mà đứng ngoài cuộc mà không chêm vài câu nói xấu chính mình.” Trạng thái này hình thành một thói quen vô thức- nhưng cũng nên nhớ, thói quen sinh ra để phá vỡ.
Bác sĩ Gooden muốn chúng ta bắt đầu bằng cách nâng cao cái tôi. “Tìm những cách khác để cải thiện cảm xúc thay vì phụ thuộc vào hình ảnh cơ thể để quyết định cảm giác của bạn.” Cô gợi ý. Nên nghĩ về tất cả những phẩm chất bên trong khiến bạn trở thành một con người tuyệt vời.
“Hình ảnh của bạn còn quan trọng hơn chỉ là vẻ bề ngoài.” Bác sĩ Gooden giải thích “Chính nỗ lực sẽ khiến bạn trở nên tuyệt vời hơn bởi người ta thích ở bên cạnh những người có ngoại hình tích cực.”
Bác sĩ Gooden cũng gợi ý rằng chấp nhận những lời khen về ngoại hình bạn thay vì võ đoán hay bật ngược chúng. Và tại sao vậy?! Nó giúp bạn cảm thấy vui vẻ! Cũng như tập thể dục và ăn uống điều độ vậy.
Cuối cùng, bác sĩ Gooden cũng khuyến cáo chúng ta rằng nên yêu cơ thể vì những gì nó đã làm và sẽ làm cho bạn, dù nó chỉ giỏi nhảy “Gangnam style”, chịu đựng huấn luyện kiểu quân đội hay sinh con.
Vì vậy, sau khi thất bại trong việc cố gắng kéo chiếc khóa quần ương ngạnh, Jenny quyết định không để nó làm cô buồn. Cơ thể cô đang thay đổi và cô chấp nhận sự thật rằng tuổi 17 sẽ không quay trở lại- điều hoàn toàn bình thường bởi dù gì cô cũng có một cặp mông phẳng lì.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét